Hôm
qua tôi đã nói về CÔNG NGHỆ SINH THÁI
mà tôi đã làm, đây cũng là đề tài tốt nghiệp Đại Học của tôi. Khi bước đầu viết
đề cường thì cảm thấy rất khó khăn – vì thật ra ở Tây Nguyên này chưa ai làm về
đề tài này trên cây lúa. Chỉ thấy người ta làm nhiều ở Đà Lạt – Lâm Đồng áp dụng
trên những ruộng rau an toàn. Và hiệu quả thật tuyệt,,,thấy mấy người trong
trang trại nói thế: giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, tăng các loại động vật
có ích, tạo cảnh quan môi trường làm việc tốt hơn….WOW,,,,
….Nghe thật hấp dẫn đối với người làm nông
nghiệp và người tiêu dung nữa chứ.??
Về nhà tự hỏi??
????
…Người ta làm được trên rau thì tại sao mình không thử làm trên ruộng lúa nhà
mình thử…. Vậy là hành trình mò tìm- khai quật bắt đầu. Tài liệu thì cũng nhiều
đấy nhưng tài liệu cần cho đề tài thì ít. Tiếng Anh thì bập bẹ, toàn nhờ tiến sỹ
Google không à!!!
Cuối
cùng cũng xong cái đề cương nộp cho Thầy Well, cũng Oke đấy chứ? Giờ thì bắt
tay vào làm thôi, nào là mua giống hoa, ươm giống, làm đất(tại lúa thì bố gieo
mà) mình lo trồng hoa trên bờ ruộng sao cho thiệt đẹp thôi…mà không được, hoa
đâu có ăn được, mà tiêu chí của mình là đa dạng sinh học mà đa dạng sinh học là
gì? Tức là có nhiều loài sinh vật trên cùng một đồng ruộng…. thế là hoa đủ loại,
đủ màu,,,thêm đậu các loại nữa và phải thêm cây mè cho hấp dẫn chứ(cây này hoa
nhỏ thôi mà lợi hại kinh hồn – dụ hơi bị nhiều em ONG đến đấy nhé>>> đừng
khinh e nó)..
Ôi
nói lan man rồi!
Đi
vào đề tài thôi, trồng hoa để làm gì?
>>>>>>>>>>>
Tất nhiên là để ruộng đẹp rồi? lúa nhiều, nông dân vui…blab la!!
Vậy
thì lợi ích của thằng Công nghệ sinh thái này là gì nhỉ? Nhưng trước tiên phải
tóm gọn mục đích của công nghệ sinh thái này là cái gì đã chứ:
Cứ
từ từ,,, sao phải xoắn nhỉ?.. CÔNG NGHỆ SINH THÁI hay với tiếng gọi dân dã của
người nông dân chân lấm tay bùn là “RUỘNG LÚA BỜ HOA” nhằm tăng đa dạng sinh học
trên đồng ruộng, đặc biệt là các loại thực vật có hoa nhằm thu hút các loại
thiên địch có ích đến để cư trú trên ruộng lúa, thực hiện chức năng của mình là
hạn chế sự gây hại của các loài sâu hại,,,từ đó giúp bà con giảm số lần phun
thuốc, tiết kiệm chị phí đầu tư và tăng lợi nhuận. Bên canh đó thì chúng ta
cũng phải thực hiện song song nông nghiệp tốt trên đồng ruộng nữa… Oke!!
>>>Giờ
hãy cùng xem lợi ích mà CNST có thể đem lại nhé:
1.
Thu
hút ong mật và ong ký sinh đến bảo vệ ruộng lúa
Các loài ong ký sinh có xu tính ăn thêm mật
hoa nên chúng bị thu hút đến các mô hình Công nghệ sinh thái. Ngoài ra nhện, kiến
ba khoang… cũng phát triển mạnh trong hệ sinh thái cân bằng và chúng được sử dụng
như một đội quân bảo vệ lúa, trực tiếp tấn công các loài sâu hại, tạo sự đa dạng sinh học, bảo vệ sự cân bằng hệ
sinh thái … Giảm sâu hại nên chúng ta??? Bên dưới ….
2.
Giảm
chi phí thuốc bảo vệ thực vật
Không cần phải
phun thuốc cho cánh đồng có hoa trồng dọc theo bờ ruộng vì ong ký sinh thuờng xuyên
bay từ ruộng vào bờ tìm mật hoa (thức ăn) sau đó bay trở lại ruộng tìm sâu hại
để đẻ trứng (ký sinh theo bản năng). Đặc biệt nhất là trứng rầy nâu sẽ bị ong
kí sinh hơn 80% ở những ruộng sử dụng “công nghệ sinh thái” theo kết quả của
Trung tâm BVTV phía Nam thực hiện tại Tiền Giang vụ Đông - Xuân 09-10 …thế thì
sao??
3.
Tăng
lợi nhuận
Ngoài tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu,
một nguồn lợi đuợc tăng lên từ việc trồng cây mè, cây đậu bắp hoặc cây ngắn
ngày nào khác cho nhiều hoa. Đặc biệt, mô hình này rất thích hợp đối với những
vùng lúa gần khu vực nuôi trồng thủy sản hay khu ruộng nuôi trồng kết hợp lúa -
cá, lúa - tôm … Còn nữa…
4.
Tạo
cảnh quan nông thôn
Bờ ruộng có nhiều
hoa với màu sắc sặc sỡ, tạo mỹ quan cho cánh đồng, điều đó cũng làm cho người
nông dân phấn khởi, thoải mái khi đi làm công việc đồng áng…Lúa đẹp đã vậy có
nhiều hoa trên bờ nữa ai chẳng thích,,,mỗi lần thăm ruộng là lòng phơi phới, đã
vậy ngày nào cũng phải đi--- có sâu bệnh nào thoát được đâu? Thảo nào khi thực
hiện cái này bố mẹ mình thích ra ruộng lắm, chiều nào cũng đi thăm ruộng hết!!
.
.
.
Lợi ích nhiều thật
đấy, mà thực hiện nó có dễ không nhỉ? RẤT ĐƠN GIẢN nhé, chỉ cần siêng năng(mà
cái này nông dân Việt Nam ta có thừa), thực hiện đũng theo IPM + Trồng hoa nữa
là có thể thực hiện tốt. Còn quy trình như thế nào thì lần sau mình sẽ chia sẽ
cụ thể cho mọi người.
Nathan Delvale

Ruộng mới 35 ngày tuổi nhé, xanh mướt luôn.

Lúa trỗ hoa nỡ đầy ruộng,,,,ẹp

Buổi chiều nắng vàng, thăm ruộng là đẹp nhất

Chín rồi,,,vẫn còn hoa đấy nhé.
No comments:
Post a Comment