I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Tên thuốc: Do nhà sản xuất đặt để phân biệt sản phẩm của hãng mình với hãng khác.
2. Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể sẽ có nhiều tên thương mại khác nhau.
3. Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả của thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
Tính độc: biều thị bằng LD50: Là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm (chuột) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD50 càng nhỏ thì độ độc càng cao. Theo xu hướng hiện nay, các loại thuốc nhóm 1 (rất độc) đang được sử dụng rất hạn chế.
4. Dạng thuốc: các thuốc sử dụng hiện nay bao gồm:
- Nhũ dầu (EC, ND)
- Huyền phù (FL, SC)
- Bột hòa nước (SP)
- Dạng bã (B)
- Dung dịch (L, SL, DD)
- Bột thấm nước (WP, BHT)
- Dạng hạt (G,H)
2. Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể sẽ có nhiều tên thương mại khác nhau.
3. Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả của thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
Tính độc: biều thị bằng LD50: Là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm (chuột) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD50 càng nhỏ thì độ độc càng cao. Theo xu hướng hiện nay, các loại thuốc nhóm 1 (rất độc) đang được sử dụng rất hạn chế.
4. Dạng thuốc: các thuốc sử dụng hiện nay bao gồm:
- Nhũ dầu (EC, ND)
- Huyền phù (FL, SC)
- Bột hòa nước (SP)
- Dạng bã (B)
- Dung dịch (L, SL, DD)
- Bột thấm nước (WP, BHT)
- Dạng hạt (G,H)
II. ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BVTV
2.1. An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong việc sử dụng thuốc BVTV
Khi sử dụng thuốc BVTV để phun lên đồng ruộng, thuốc BVTV sẽ tác động đến dịch hại và hạn chế tác hại của chúng đến cây trồng. Nhưng thuốc BVTV cũng sẽ tác động đến sinh vật có ích và môi trường sinh sống. Nếu không có biện pháp sử dụng đúng đắn thì hoặc là thuốc BVTV không phát huy được tác dụng ngăn chặn sự phá hại của dịch hại, hoặc là thuốc BVTV không chỉ gây độc cho dịch hại mà còn gây tác hại cho người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sống. Do vậy, mục tiêu của việc dùng thuốc BVTV trên đồng ruộng phải bao gồm hai mặt không thể tách rời là:
- Phát huy tác dụng tích cực của thuốc BVTV trong việc đẩy lùi tác hại của dịch hại.
- Hạn chế đến mức thấp nhất tác dung jxaaus cảu thuốc BVTV đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sống.
· Để đạt được mục tiêu trên, thực hiện hai điều cơ bản sau:
+ thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp đối với mọi loài dịch hại và cây trồng, chỉ dùng biện pháp hóa học (phun thuốc trừ dịch hại trên đồng ruộng) trong trường hợp đã thực hiện mọi biện pháp phòng trừ khác, nhưng dịch hại vẫn phát sinh phát triển với mức độ cao có thể gây tổn thất nặng đến năng suất và phẩm chất nông sản.
+ đảm bảo sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. (Điều 21, điều lệ quản lý thuốc BVTV – Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ).
2.2. Nội dung kỹ thuật 4 đúng trong việc dùng đúng thuốc BVTV
Tinh thần cơ bản của kỹ thuật 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng đúng cách) trong việc dùng thuốc BVTV là tìm mọi biện pháp (chọn thuốc, pha thuốc, phun thuốc trên đồng ruộng . . . ) sao cho:
- Thuốc tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất
- Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại nhiều nhất
- Thuốc dịch chuyển và tác động đến cơ thể dịch hại mạnh nhất
- Nhưng đồng thời lại phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp xúc, sự xâm nhập, sự dịch chuyển, sự tác động của thuốc đến người, sinh vật có ích và môi trường sống.
III. KỸ THUẬT 4 ĐÚNG TRONG SỬ DỤNG THUỐC BVTV
* Đúng thuốc
- Khi chọn mua thuốc BVTV, nông dân cần biết rõ loại dịch hại mà mình cần phòng trừ. Nếu không tự xác định được thì nhờ cán bộ kỹ thuật nhận diện giúp đỡ để có cơ sở chọn loại thuốc có hiệu lực cao để trừ loại dịch hại đó.
- Có những loại thuốc trừ dịch hại chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đồng ruộng, ngoại cảnh thích hợp. Ví dụ: Có những thuốc trừ cỏ lồng vực chỉ phát huy trừ cỏ cao nếu sử dụng trên ruộng sạ, đất ruộng thật bằng phẳng, mực nước có thể chủ động điều chỉnh được. Nếu ruộng định phun thuốc không thể đáp ứng điều kiện nêu trên thì không thể chọn loại thuốc đó để trừ cỏ lồng vực được.
- Đối với những dịch hại thường phải phun thuốc nhiều lần trong một vụ. Ví dụ: Sâu tơ hại rau họ thập tự, sâu hại bông vải, cần nhờ cán bộ kỹ thuật giúp chọn những loại thuốc thích hợp để tổng chi phí về tiền thuốc BVTV và công phun rải trong một vụ thấp nhất. Không sử dụng một loại thuốc trong suốt vụ từ năm này qua năm khác.
- Nếu cửa hàng bán cùng loại thuốc có cùng tác dụng đối với các loài sâu, bệnh, cỏ dại mà người nông dân đang cần phòng trừ, thì nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc hơn cả đối với động vật máu nóng (những loại thuốc trên nhãn in màu xanh nước biển). Đặc biệt khi mua thuốc phòng trừ sâu bệnh cho rau xanh, cây ăn trái (vào lúc đã ra trái) thì bắt buộc phải chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất, loại thuốc có tính độc thấp nhất đối với động vật máu nóng.
- Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật, cá ruộng, ký sinh và thiên địch,...). Không dùng những thuốc có tính độc cao đối với cá và động vật thủy sinh để phun trừ dịch hại trên ruộng nước.
- Chọn đúng thuốc còn cần lưu ý thuốc đó có đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm của cây trồng cần phòng trừ không. Ví dụ: Các loại đậu ăn quả thường thu hái 5-7 ngày/lượt, thì chỉ nên chọn loại thuốc có thời gian cách ly 2-3 ngày.
- Cần tìm hiểu xem loại thuốc định mua có an toàn với cây trồng sẽ được phun thuốc không. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề này khi chọn lựa mua thuốc trừ cỏ
Độc tính của thuốc trừ cỏ đối với cỏ dại cũng như tính an toàn của thuốc đối với cây trồng có liên quan chặt chẽ với những yếu tố bên ngoài: Thời tiết, khí hậu, tính chất thổ nhưỡng, phương thức canh tác, tập quán canh tác của địa phương. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho thuốc gây hại cho cây trồng, thậm chí cả vụ sau.
* Đúng liều lượng
Kết quả điều tra về việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân ở một số tỉnh ở ĐBSCL cho thấy phần lớn nông dân ưa sử dụng thuốc BVTV với liều cao hơn khuyến cáo trên nhãn thuốc. Cần thấy rằng, khi nông dân sử dụng thuốc BVTV với liều cao hơn trên khuyến cáo trên nhãn thì:
- Ngay sau đợt phun nếu liều lượng cao có gia tăng phần nào tỷ lệ sâu bệnh bị tiêu diệt trên đồng ruộng, thì những thiên địch và ký sinh của sâu hại trên thữa ruộng đó sẽ còn bị tiêu diệt ở mức độ cao hơn và chúng sẽ càng khó phục hồi. Điều này dễ dẫn đễn khả năng gây tái phát dịch hại và số lần dùng thuốc phải tăng lên.
- Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng gia làm tăng nguy cơ bị ngộ độc của người đi phun thuốc, người sống gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ thuốc gây hại cho cây trồng.
* Đúng lúc
- Đối với dịch hại, phun thuốc đúng lúc là phun vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất với thuốc trừ sâu khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Dùng thuốc trừ bệnh đúng lúc là dùng thuốc vào thời điểm bệnh chớm xuất hiện trên đồng ruộng và đang có chiều hướng lây lan nhanh phát triển rộng. Đối với thuốc trừ cỏ, thì tùy theo đực điểm của từng loại thuốc mà sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại nhưng ít có nguy cơ gây hại cho cây trồng. Với thuốc trừ cỏ, thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng trừ cỏ dại và đến tác động của thuốc đến cây trồng. Ở miền Nam , khí hậu ấm áp, sau sạ 3-7 ngày, phun thuốc butachlor trừ cỏ cho lúa thì sẽ đạt hiệu cao. Ở miền Bắc, vụ Đông xuân khí hậu lạnh cũng áp dụng thời gian dùng thuốc như ở miền Nam thì có trường hợp Butachlor diệt luôn cả cỏ lẫn lúa.
- Cây trồng có những giai đoạn dễ bị gây hại bởi thuốc BVTV. Tốt nhất nên hạn chế phun thuốc lúc cây đang ra hoa.
- Về mặt kinh tế: Phun thuốc đúng lúc là tác động vào lúc mật độ dịch hại đạt đến ngưỡng kinh tế. Điều này phải được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể. Phun đúng lúc cũng là tránh lúc phun thuốc khi trời sắp mưa to, có thể làm rữa trôi hết thuốc trên mặt lá, thân cây.
- Đối với người đi phun thuốc: đúng lúc có nghĩa là phun lúc nào ít gây hại nhất cho sức khỏe: Phun vào lúc trời mát; không có gió to để thuốc đỡ tạt vào mặt, hay bay đi quá xa khỏi nơi cần phun thuốc.
- Phun thuốc đúng lúc còn nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích: ở vùng có nuôi ong mật, nên phun thuốc vào buổi chiều khi ong đã về tổ. ở các vùng này chỉ nên phun những loại thuốc nội hấp để thuốc xâm nhập nhanh vào bên trong mô thực vật, đến sáng hôm sau thuốc đã không còn tồn tại trên mặt lá để có thể gây nguy hại cho ong.
- Phun đúng lúc là không phun thuốc quá gần ngày thu hoạch nông sản. Phải tùy loại thuốc mà ngưng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gia nhất định (tùy vào thời gian cách ly của mỗi loại thuốc).
* Đúng cách
- Dùng thuốc đúng cách thể hiện ở khâu pha thuốc. Đa số chế phẩm thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp hiện nay là các chế phẩm ở các thể lỏng hoặc thể rắn, khi dùng phải hòa với nước. Pha thuốc đúng cách là làm thế nào để cho chế phẩm được hòa trộn thật đồng đều vào nước, như vậy khi phun, thuốc mới được trang trải thật đều trên vật phun (lá cây, thân cây, mặt đất,…).
Cách pha thuốc cụ thể là:
+ Tính toán xem thữa ruộng định phun thuốc sẽ phải phun cho bao nhiêu bình bơm, dùng bao nhiêu thuốc cho mỗi bình bơm.
+ Bình bơm phải được rữa sạch và kiểm tra trước thật kỹ, xem bơm có bị hỏng không.
+ Cân đong chính xác lượng thuốc cần cho một bình bơm.
+ Nếu thuốc ở dạng lỏng thì trước hết đổ vào bình bơm khoảng 1-2 lít nước, kế đó rót từ từ vào bình bơm lượng thuốc đã đong, vừa rót thuốc vào bình vừa dùng một thanh tre khuấy kỹ, sau cùng đổ nốt lượng nước còn lại vào bình. Đổ từ từ vừa đổ vừa khuấy liên tục cho thuốc hòa đều vào nước.
+ Nếu thuốc ở dạng rắn (bột hòa tan, bột thấm nước) thì dùng một xô nhỏ có chứa một ít nước (khoảng 0,5-1 lít), rồi đổ thuốc đã cân vào xô, khuấy cho thuốc hòa đều vào nước. Sau đó đổ vào bình bơm, rồi thêm nước cho đủ (đổ từ từ vừa đổ vừa khuấy).
+ Để đảm bảo an toàn khi pha thuốc, phải có dụng cụ pha thuốc thích hợp (ống đong, cân thuốc, que khuấy, xô pha thuốc,…) đồ bảo hộ lao động thích hợp (kính, khẩu trang, găng tay,…). Việc pha thuốc phải tiến hành xa nhà ở, chuồng trại gia súc và không được gây ô nhiễm cho nguồn thức ăn
- Khâu tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách là phải phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng cách.
+ Phun rải thuốc cho đúng cách là làm sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những sâu hại chỉ tập trung phá hại ở gốc (ví dụ: rầy nâu), có những loài chuyên sống trên lá , trên ngọn, có những loài chỉ sống dưới mặt lá . . . Vì vậy, khi phun thuốc phải hướng vòi phun sao cho tia thuốc đi đúng vào nơi định phun.
+ Có những loại thuốc BVTV đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định thì mới phát huy được tác dụng. Phun rải thuốc đúng cách là làm sao thõa mãn được những điều kiện đó. Ví dụ: có loại thuốc trừ cỏ đòi hỏi phải được phun trong khoảng một vài ngày sau sạ, khi phun và sau khi phun 5-7 ngày ruộng phải được rút nước . . . Nếu xét thấy khó thõa mãn những yêu cầu đó thì phải chuyển sang chọn loại thuốc khác cho phù hợp.
- Dùng đúng cách là trên cùng một khu ruộng chuyên canh (năm nào cũng trồng rau, trồng bông vải, . . ) không dùng liên tục trong cả vụ, cũng như trong nhiều năm cùng một loại thuốc BVTV, nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc của dịch hại.
- Phun đúng cách còn nhằm bảo đảm an toàn cho người đi phun thuốc, cho người ở gần nơi phun thuốc; không đi phun thuốc khi trời nổi gió to để tránh cho thuốc khỏi bị cuốn đi xa gây ô nhiễm cho vùng lân cận, không đi phun thuốc ngược chiều gió tránh cho thuốc khỏi bị tạt nhiều vào mặt, mũi, cơ thể của người đi phun rải thuốc; không đi phun thuốc nếu không được trang bị đồ bảo hộ lao động thích hợp.
- Dùng thuốc đúng cách có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc BVTV, có trường hợp gia tăng hiệu lực trừ dịch hại, nhưng có nhiều trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ làm giảm hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, gây ngộ độc cho người sử dụng. Vì vậy, chỉ thực hiện việc phối trộn nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng thuốc BVTV.
3.1. Đọc kỹ nhãn thuốc- Hiểu thấu đáo nội dung ghi trên nhãn là điều kiện mấu chốt cho việc lựa chọn các loại thuốc BVTV thích hợp cho việc dùng thuốc theo kỹ thuật 4 đúng
- Trước khi đi đến một cửa hàng bán thuốc BVTV để mua một loại thuốc BVTV, người nông dân cần:
+ Biết rõ ruộng của mình đang bị loại sâu, bệnh, cỏ dại nào đang phá hoại. Nếu không biết cần nhờ cán bộ kỹ thuật chỉ bảo rõ ràng.
+ Cần xác định rõ: mua thuốc để trừ loại dịch hại nào, cây trồng đang ở giai đoạn sinh trưởng nào, diện tích cần phòng trừ là bao nhiêu.
+ Nhờ cán bộ kỹ thuật giảng giải cho biết những nội dung của một nhãn thuốc BVTV quy định tại các Điều 32, 33, 34 và các phụ lục 3 đến 8 của Quyết định 145/2002/QĐ - BNN ban hành ngày 18/12/2002
- Tại cửa hàng bán thuốc BVTV, người nông dân cần nghiên cứu những điều sau đây ghi trên nhãn thuốc:
+ Công dụng của thuốc: Những loài dịch hại của những cây trồng mà thuốc có khả năng phòng trừ và những hướng dẫn về cách sử dụng của thuốc đó có phù hợp với yêu cầu phòng trừ và điều kiện đồng ruộng của mình không.
+ Chú ý đến vạch màu ghi trên nhãn thuốc: Giả sử cửa hàng có bán nhiều loại thuốc có thể đáp ứng được yêu cầu phòng trừ dịch hại trên cây trồng của mình, người nông dân nên ưu tiên mua những thuốc mà trên nhãn có chạy một dải màu xanh nước biển chạy suốt chiều ngang của nhãn. Đó là những thuốc tương đối ít độc đối với người và động vật có ích. Chỉ trong trường hợp không có, mới mua các loại thuốc có dải màu vàng hoặc đỏ
+ Chú ý đến thời hạn sử dụng ghi trên nhãn: không mua những thuốc đã hết hoặc gần hết hạn sử dụng.
- Sau khi đã mua hoặc mang thuốc BVTV về nhà, người nông dân cần đọc kỹ và thực hiện những điều sau đây ghi trên nhãn:
+ “ Bảo quản xa trẻ em”: Cất giữ thuốc ở những nơi an toàn (có khóa, càng xa chỗ ở, chỗ trẻ em chơi và chuồng trại gia súc càng tốt)
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để thực hiện đúng hướng dẫn của nhãn về thời gian sử dụng, cách pha chế và cách phun thuốc; cách xử lý thuốc thừa và vỏ bao bì; trang bị bảo hộ lao động trong khi pha và phun thuốc; thời gian cách ly.
3.2. Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV trên mỗi loại cây trồng
3.2.1. Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản
Sau khi một loại thuốc BVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cay và thông thường cả bên trong các mô thực vật một lượng thuốc nhất định.
Sau đó một thời gian (vài ngày, một vài tuần) lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: thời tiết (nắng, mưa,…), do hoạt động phân hủy thuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây. Và lúc này lượng thuốc vẫn còn lưu tồn bên trong và bên ngoài các bộ phận của cây được gọi là dư lượng thuốc BVTV trên thân, lá, trái, củ của cây trồng. Càng xa ngày phun, rải thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp
3.2.2. Mức dư lượng tối đa cho phép
- Một loại thuốc BVTV chỉ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng, nếu như loại thốc đó xâm nhập vào cơ thể với một lượng cao hơn lượng giới hạn có khả năng gây hại cho cơ thể. Loại thuốc có độc tính càng cao (nhóm độc I) thì giới hạn đó càng thấp; ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thấp (nhóm III) thì giới hạn đó càng cao.
- Cơ quan nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO) dựa vào tính độc của từng loại thuốc BVTV, dựa theo mức tiêu thụ bình quân của một người dân đối với từng loại nông sản đx quy định mức dư lượng tối đa cho phép tồn tại trên từng loại nông sản nhất định của từng loại thuốc BVTV khác nhau. Trong các tài liệu nước ngoài, mức dư lượng tối đa cho phép của một loại thuốc BVTV tồn tại trên một loại nông sản được ký hiệu bằng chữ MRL (Maximum Residue Limit) và được tính bằng mg hoạt chất/kg nông sản (tức mg a.i./kg nông sản)
- Những lương thực và thực phẩm chứa dư lượng một loại thuốc BVTV ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng; ngược lại, nhưng nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được dùng làm lương thực, thực phẩm.
3.2.3. Thời gian cách ly
- Thời gian cách ly của một loại thuốc BVTV là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng trên đồng ruộng đến ngày thu hoạch nông sản; hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản nông sản trong kho cất giữ.
- Thời gian cách ly có thể thay đổi từ một vài ngày đến một vài tuần tùy theo đặc tính hóa học, tùy theo độc tính của thuốc và tùy theo loại cây lương thực, thực phẩm được phun thuốc, tùy theo lượng thuốc được dùng trên đổng ruộng; thời gian cách ly dài hay ngắn còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trong khi phun thuốc.
- Đảm bảo giữ đúng thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc BVTV trên từng loại cây trồng là biện pháp thiết thực, quan trọng nhằm hạn chế lượng thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể người tiêu dùng nông sản. Đó cũng là nghĩa vụ người nông dân phải tuân thủ theo quy định tại Điều 21, Điều lệ về quản lý thuốc BVTV của Chính phủ.
3.3. Đảm bảo an toàn khi cất giữ tại nhà những thuốc BVTV chưa sử dụng hết
- Thuốc BVTV mua về chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được cất giữ trong phòng riêng biệt, không dột khi mưa, có khóa chắc chắn, xa chuồng trại và gia súc.
- Dụng cụ cân, đong thuốc, pha thuốc, bình bơm thuốc, quần áo bảo hộ lao động phải được giặt giũ, sạch sẽ sau các lần phun thuốc và phải được cất giữ trong kho riêng (cùng với nơi lưu chứa thuốc BVTV của gia đình). Tuyệt đối không được dùng các đồ dùng trong sinh hoạt (xô chứa nước ăn, chậu rửa rau vo gạo, muỗng thìa, chén ăn cơm,…) để đong, pha thuốc.
- Không trút đổ nước dư thừa chưa dùng hết sang bất kỳ đồ đựng khác (vỏ chai bia, chai nước mắm, túi xà phòng bột ...). Sau khi đã dùng hết thuốc không được dùng bao bì thuốc BVTV với bất kỳ mục đích nào khác; phải hủy và chôn những bao bì này.
Phần II: Đặc tính của một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây bông
TT
|
Tên thương mại
|
Hoạt chất
|
Đặc tính
|
Tính độc
|
Công dụng
|
A
|
Thuốc trừ sâu
| ||||
1
|
Marshal 200SC
|
Carbosulfan
|
Tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh, có khả năng hấp thu và di chuyển trong cây nhanh
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm II), độc với chim, ong, cá, Thuốc nhanh chóng bị chuyển hóa trong đất DT502-5 ngày
|
Đăc trị các loại sâu: bọ trĩ, bọ xít, rầy mềm, sâu đục ngọn,đục quả hại cây ăn quả, nhện đỏ, bọ phấn
|
2
|
Ammate 150SC
|
Indoxacard
|
Tác động tiếp xúc, vị độc
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III), độc với chim, cá, ong. Tồn tại lâu trong đất và nước: trong đất DT50 17 ngày, trong nước DT50 3,8 ngày
|
Đặc trị các con trùng bộ cánh phấn: sâu khoang, sâu xanh…
|
3
|
Sherpa 25EC
|
Cypermethrin
|
Tác động tiếp xúc, vị độc và gây ngán
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm II), độc với chim, ít đọc với chim, phân hũy nhanh trên đòng ruộng
|
Phổ tác rộng, trừ được nhiều con trùng thuộc bọ cánh vảy, cánh cứng, cánh nửa: sau xanh, sâu khoang…
|
4
|
Mopride 20WP
|
Acetamiprid
|
Tác dộng tiếp xúc, nội hấp và đường ruột
|
Độc với đọng vật có vú(độc nhóm III), độc với chim, cá
|
Đặc trị bộ cánh vảy, cánh nửa, bộ cánh tơ: đặc trị với rệp
|
5
|
Mospilan 3EC
|
Acetamiprid
|
Tác động tiếp xúc, nội hấp và đường ruột
|
Nhóm thuốc: xyano amidin/neonicotin. Độc với động vật có vú và cá, thuốc tồn tại lâu trong đất, DT50 trong đất pha sét: 1 ngày
|
Đặc trị bộ cánh vảy, cánh nửa, bộ cánh tơ: đặc trị với rệp
|
6
|
Admire 50EC
|
Imidacloprid
|
Tác động lưu dẫn
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III), độc với cá, chim, không độc với ong. Nhanh bị phân hủy trong đất và nước.
|
Đặc trị: rầy, rệp, bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ
|
7
|
Pegasus 500EC
|
Diafenthiuron
|
Tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III). Độc cấp tính với chim, cá, ong. Thuốc bị phân hủy nhanh trong đất DT50 1 -1,4 ngày.
|
Đặc trị sâu xanh, sâu khoang, các loại sâu ăn lá khác và nhện đỏ
|
8
|
Karate 2.5EC
|
Lambda-Cyhalothrin
|
Tác động tiếp xúc, vị độc, quật ngã và xua đuổi
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm II), độc với chim, cá, ong. Ít di chuyển trong đất DT50trong đất 4-12 ngày
|
Đặc trị sâu cuốn lá, bọ xít, sâu xanh, bọ trĩ
|
9
|
Match 50EC
|
Lufenuron
|
Tác động vị độc, ngăn cản côn trùng lột xác
|
Độc với động vật có vú ( độc nhóm III), độc với chim, ít độc với cá, ít độc với ong. Bền trong không khí, ánh sáng: DT50 trong đất 13 -20 ngày, bị đất hấp thu mạnh.
|
Sâu non bộ cánh vảy: sâu xanh, sâu khoang, bọ phấn, nhện đỏ…
|
10
|
ABT 2WP
|
Abamectin + Bacilusthuringensis Kurstaki
|
Tác động tiếp xúc
|
Ít độc với động vật có vú, sinh vật có ích và môi trường (độc nhóm III), ít độc với cá, chim và các động vật khác
|
Sâu xanh, sâu đục gân lá, sâu cuốn lá nhện đỏ
|
11
|
Sukupi 0,36AS
|
Matrine
|
Tiếp xúc vị độc và thấm sâu
|
Độc với động vật có vú (đọc nhóm III), không độc với chim, cá, ong. Dễ bị ánh sáng phân hủy, ít ảnh hưởng đến môi trường.
|
Trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh da láng, nhện đỏ, rệp…
|
12
|
Oishin20WP
|
Dinotefuran
|
Tiếp xúc
|
Trừ rệp, rầy, sâu xanh, sâu khoang
| |
13
|
Success 25SC
|
Spinosad
|
Thuốc trừ sâu sinh học, tác động tiếp xúc và vị độc
|
Tách chiết từ sản phẩm lên men của Actinomycete Saccharopolysporra spinosa. Độc với động vật nhóm III), độc với chim, cá và độc cao với ong. DT50 trong đất từ 9 -17,3 ngày.
|
Trị bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh,
|
14
|
Supracide 40EC
|
Methidathion
|
Tác động tiếp xúc và vị độc
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm 1b), độc với chim, cá, tương đối độc với ong, Thuốc ít di chuyển trong đất, DT50 trong đất 3-18 ngày.
|
Đặc trị các loại sâu miệng nhai, rệp, rầy, nhện đỏ
|
15
|
Sieusao 40EC
|
Chlopyrifos Methyl
|
Tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi
|
Độc với động vật có vú(độc nhóm III), độc với chim, cá, rất độc với ong, DT50 trong đất 1,5 - 33 ngày.
|
Trừ sâu xanh, sâu cuốn lá, rầy, rệp, bọ xít
|
16
|
Fenbis 25EC
|
Dimethoate+ Fenvalerate
|
Tác động tiếp xúc và vị độc
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm II), độc với chim, cá, và ong, bị phân hủy nhanh trong đất DT50 trong đất thoáng khí 2-4,1 ngày.
|
Trừ rệp sáp, rệp muội, bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang, bọ xít, nhện đỏ
|
17
|
Sherzol 205EC
|
Cypermethrin + phosalone
|
Tác động tiếp xúc, vị độc
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm II), độc với chim, ít độc với chim, phân hũy nhanh trên đồng ruộng
|
Trừ sâu xanh, sâu khoang, bọ xít, bọ trĩ, nhện đỏ, rệp…
|
B
|
Thuốc trừ bệnh
| ||||
18
|
Anvil 5SC
|
Hexaconazole
|
Nội hấp, thấm sâu qua lá
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III) độc với chim, cá và ong, phân hủy khá nhanh trong đát,
|
Đặc trị các loại bệnh: đốm cháy lá, chết cây con, Mốc trắng
|
19
|
Monceren 250SC
|
Pencycuron
|
Tác động tiếp xúc
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III), độc với chim, cá, không độc với ong, tương đối bền trong đất
|
Đặc trị các loại bệnh: đốm cháy lá, chết cây con, mốc trắng,
|
20
|
NewKasuran 16,6BTN
|
Copper Oxychloride
|
Tác động tiếp xúc
|
Độc với có vú (độc nhóm III), không độc với chim, độc với cá, ít độc với ong, bị đất hấp thụ mạnh
|
Đặc trị mốc trắng
|
21
|
Tilt Super 300EC
|
Difenoconazole + Propiconazole
|
Tác động nội hấp
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III), độc với cá, chim và ong. Phân hủy chậm trong môi trường đất
|
Trừ bệnh chết cây con, đốm cháy lá
|
22
|
Ditacin 8L
|
Ningnamycin
|
Tác động tiếp xúc
|
Hầu như không độc với người, chim, cá và ong không tồn tại lâu trng môi trường
|
Trị bệnh chết cây con, đốm cháy lá
|
23
|
Aliette 80WP
|
Fosetyl Aluminium
|
Tác động nội hấp, thấm sâu, lưu dẫn hai chiều mạnh
|
Độc với động vật có vú (đôc nhóm III), độc với chim, cá, ong, không bền trong đất , DT50trong đất 20-90 phút.
|
Trị pythium (bệnh chết cây con)
|
C
|
Chất điều hòa sinh trưởng
| ||||
24
|
Mapix 40SL
|
Mepiquat chloride
|
Tác động nội hấp
|
Độc với động vật có vú (độc nhóm III), độc với chim, cá, không độc với ong. Tồn tại trong đất lâu DT50 trong đất 10-97 phút
|
PIX ngăn chặn được sự sinh trưởng rậm rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm tăng khả năng quang hợp và tăng sự đậu quả của cây.
|
Phần III: Giới thiệu một số đối tượng dịch hại chính trên bông và cách phòng chống bằng biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Dịch hại
|
Triệu chứng và nhận dạng
|
Thuốc sử dụng
|
Liều dùng
(lít, kg/ha)
|
Cách xử lý
|
Côn trùng
| ||||
1. Rầy xanh (Amrasca devastans)
|
Rầy non nở ra tập trung hút dịch cây gây hiện tượng thiếu dinh dưỡng và mất nước, nhẹ làm cho mép lá có màu hơi vàng và cong lên, nặng làm lá có màu nâu vàng rồi đỏ. Lá cong queo cháy từ mép lá vào trong và rụng. Cả ấu trùng và trưởng thành đều hút dịch cây
|
Oshin 20WP
Applaud 10WP
Admire 50EC
|
0,3-0,5
1,0-1,5
0,4-0,8
|
Phun lên cây
|
2. Rệp (Aphis gossypii)
|
Hút dịch cây làm lá co rút lại, cây sinh trưởng kém. Trong quá trình gây hại, rệp rệp thải chất mật dính tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Ngoài ra, rệp còn là vector truyền bệnh xanh lùn hại bông.
|
Admire 50EC
Mospilan 3EC
|
0,6-0,8
0,3-0,5
|
Phun lên cây khi mật độ rệp đạt 1-2 con/lá. Chú ý xử lý vào giai đoạn đầu vụ.
|
3. Bọ trĩ (Scrirtothrips dorsalis;
Thrips palmi)
|
Sống tập trung dọc theo các gân lá, cứa hút làm rách biểu bì lá, làm cho lá nhăn nheo, mất diệp lục, mo cứng sau đó khô dòn và rụng. Nếu hại nặng ở giai đoạn lá sò làm đui đỉnh sinh trưởng và cây con sẽ bị chết; hại nặng ở giai đoạn cây có nụ sẽ làm rụng nụ
|
Cofidor 100SL
Admire 50EC
Tập kỳ 1,8 EC
|
0,3-0,4
0,6-0,8
0,3-0,4
|
Phun lên cây. Giai đoạn cây con, phun khi mật độ 1-2 con/lá. Giai đoạn bông ra hoa đậu quả 5-8 con/lá
|
4. Sâu xanh (Helicoverpa armigera)
|
Đẻ trứng rải rác trên các bộ phận non của cây. Tác hại của sâu là đục vào nụ gây hiện tượng nụ xòe, quả non bị rụng, sâu tuổi lớn có thể đục vào quả già và để lộ 1 phần thân ra ngoài
|
Karate 2.5EC
Lannate 40SP
Sherpa 25 EC
Match 50EC
NPV-Ha
|
0,8-1,0
0,8-1,0
0,3-0,4
0,4-0,8
1,5-2,0
|
Phun lên cây ở giai đoạn 70-80 ngày sau gieo, khi có mật độ sâu non từ 30-40 con/100 cây (sâu tuổi nhỏ tuổi 1-3)
|
5. Sâu hồng (Pectinophora gosypiella)
|
Làm cho hoa túm không nở được ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và đậu quả. Đục vào quả, sâu ăn phá hạt và thải phân tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Quả bị sâu hồng hại bị điếc hoặc chỉ nở được một vài múi
|
Selecron 500EC
Hostathion 40EC
|
0,5-1,0
0,5-1,0
|
Phun lên cây
|
6. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
|
Trưởng thành đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, sau khi đẻ thường phủ một lớp lông mịn có màu trắng ngà. Sâu non mới nở có tập tính sống tập trung ở mặt dưới lá, ít di chuyển. Chúng ăn một ít chất xanh để lại màng lá. Đến tuổi 3 sâu phân tán đi gây hại , ăn hết phần thịt lá chỉ để lại phần gân lá.
|
Atabron 5EC
Mimic 20F
|
0,5-0,8
0,5-0,8
|
Phun lên cây
|
7. Sâu đo (Anomis flava)
|
Trưởng thành đẻ trứng vào mặt dưới lá, tập trung nhiều ở lá bánh tẻ. Trứng hình cầu dẹt (hình cái bánh bao), màu xanh giống màu của lá. Sâu non mới nở màu trắng, khi bị động có thể nhả tơ đu mình từ cây này sang cây khác. Màu sắc thay đổi dần theo tuổi sâu, sâu non chủ yếu ăn lá làm thủng lá. Khi di chuyển sau gập mình lại như đo vải.
|
Karate 2.5EC
Sherpa 25 EC
|
0,8-1,0
0,3-0,4
|
Phun lên cây
|
8. Sâu loang (Earias vittell)
|
Trứng trông giống quả cối xay, mới đẻ có màu xanh lam rất dễ nhận biết. Sâu non nở ra có màu nâu sau đó nâu đen, lớn dần trên lưng có những vệt loang trắng, ở chân lông nổi rất rõ, thân thô mập.
Thời kỳ bông nhỏ: sâu non tìm đến nách cành lá non, đục vào thân làm cho cành lá chỗ đó bị heo hoặc đục thẳng từ búp non vào ngọn làm ngọn héo rũ, hai trường hợp này chúng nằm gọn trong ngọn thân. Cây bị mất ngọn thường phát sinh nhiều cành vượt.
|
Sherpa 25 EC
Karate 2,5 EC
|
0,3-0,4
0,8-1,0
|
Phun lên cây
|
9. Nhện đỏ (Tetranychussp)
|
Không phải là côn trùng, có 8 chân, kích thước nhỏ thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Nhện đỏ gây hại thường làm cho lá có những đốm nhỏ màu nâu đỏ, bị nặng các vết gần nhau và lan rộng ra toàn lá làm cho lá vàng và khô rụng, quả chín ép.
|
Sokupi 0,36 AS
Vineem 1500EC
Petis 24 EC
Bifentox 30 ND
|
0,6
0,7
0,7
1,0
|
Phun lên cây
|
Bệnh hại
| ||||
1. Lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
|
Triệu chứng: ban đầu là 1 hoặc 2 vết lõm ở cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất, hình ô van (kéo dài theo thân), có màu nâu nhạt hay nâu đỏ. Sau đó vết bệnh lớn dần, kéo dài hơn, ăn sâu vào thân, chuyển dần sang màu nâu đậm và thắt lại làm cây bị đổ xuống và chết. Vết bệnh cũng có thể ôm vòng quanh thân.
|
Folicur 250 EC
Anvil 5SC
|
5ml/kg hạt
5ml/kg hạt
|
Xử lý hạt (Bọc hạt)
|
2. Đốm cháy lá (Rhizoctonia solani)
|
Xuất hiện ngay sau khi cây bông mới mọc, trên lá mầm xuất hiện những vết bệnh có nhiều hình dạng khác nhau, lúc đầu nhỏ khoảng một vài milimét, màu nâu sẫm, đôi khi viền nâu đỏ. Vết bệnh lan ra rất nhanh làm cháy lá. Cây con bị bệnh mất lá mầm, trở nên yếu và sinh trưởng chậm. Trong điều kiện mưa nhiều, bệnh xuất hiện từ khi cây bông mới mọc và xoè phẳng 2 lá mầm, tăng dần đến 20 ngày tuổi.
|
Monceren 250SC
Anvil 5SC
|
1,5-2,0 từ 1-2 lần
1,5-2,0
|
Phun lên cây
Ở thời kỳ cây con
Ở giai đoạn cuối vụ
|
3. Mốc trắng (Ramulariopsis gossypii)
|
Triệu chứng là những đốm có hình góc cạnh trên lá, có thể nhìn thấy từ cả 2 mặt lá, kích thước từ 1 đến vài milimét, màu sắc ban đầu có thể vàng, xanh sẫm, nâu nhạt, nâu sẫm. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây bông, làm rụng nụ, hoa, quả hoặc quả bị chín ép, giảm năng suất và chất lượng xơ và hạt. Bệnh phát sinh và phát triển thuận lợi trong điều kiện có mưa và nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm cao thích hợp cho sự hình thành bào tử vô tính.
|
Anvil 5SC
|
1,5-2,0
|
Phun thuốc trước khi bệnh xuất hiện khoảng 10 ngày.
Lượng nước phun 800 lít/ha.
Số lần phun có thể từ 1-2 lần.
|
4. Xanh lùn (Blue disease)
|
Triệu chứng đầu tiên là ở những lá non nhất trên ngọn. Ban đầu có màu vàng sáng, gân lá phát triển chậm hơn nên các phần thịt lá hơi lồi lên, rìa lá cong xuống phía dưới, phần giữa của lá phồng lên. Sau 3-5 ngày gân lá chuyển sang màu vàng đục hay vàng mờ, thịt lá có màu xanh sẫm hơn, lá dày hơn, kích thước lá nhỏ hơn bình thường. Lá ra càng về sau kích thước càng nhỏ lại, cong nhiều và co cúp lại, dày và giòn. Các đốt thân và đốt cành ngắn và có dạng zíc zắc, cây lùn, có khi nằm bò ra do thân không hoá gỗ được.
|
Xử lý rệp hại bông ngay từ giai đoạn đầu vụ nhằm hạn chế vector truyền bệnh.
|
No comments:
Post a Comment