Với 59.573ha đất canh tác nông nghiệp, nằm
ở phía bắc thành phố Buôn Ma Thuột. Cư M’gar là một huyện có thế mạnh về phát
triển cây công nghiệp và cây lương thực. Năm 2011 toàn huyện có 13.542ha cây
lương thực với sản lượng trên 88.320 tấn, trong đó lúa chiếm 3.175ha với sản lượng
trên 20.000 tấn. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc thâm canh
tăng năng suất trong canh tác lúa là điều tất yếu, người nông dân sử dụng phân
bón không hợp lý, bón nhiều phân đạm và sử dụng thuốc BVTV thường xuyên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và bùng phát của dịch hại: rầy nâu, sâu cuốn
lá, sâu đục thân…làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sản lượng cũng như chất
lượng của sản phẩm. Vì vậy, để đối phó với dịch hại biện pháp phòng trừ chủ yếu
là thuốc hóa học, việc lạm dụng thuốc hóa học không những gây tốn kém, làm tăng
chi phí BVTV, tăng giá cả sản phẩm mà còn có tác động xấu đến sức khỏe con người
và gây hại đến sinh cảnh đồng lúa, tiêu diệt quần thể thiên địch trên ruộng lúa
làm mất đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái, giảm dịch vụ sinh thái
chính là cơ hội cho nhiều loài dịch hại phát sinh gây hại.
CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ????
…………….Nghiên cứu ứng dụng mô hình trồng lúa nước theo công nghệ sinh
thái nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, sẽ có tác động trực
tiếp trong việc bảo vệ thiên địch của sâu hại và môi trường sinh thái, tăng
tính đa dạng sinh học và phát huy hiệu quả của dịch vụ sinh thái, giúp quản lý
sâu hại hiệu quả hơn và nhằm góp phần bảo vệ năng suất lúa tại địa phương là một
yêu cầu cấp thiết hiện nay.
>>>>>> VÀ GIẢI PHÁP SẼ
LÀ???
CÔNG NGHỆ SINH THÁI
(ECOLOGICAL ENGINEERING)
Nathan Delvale
No comments:
Post a Comment