Thursday, 20 June 2013

Kĩ thuật làm bông cho cây sầu riêng

Cây sầu riêng là một cây ăn trái dài ngày, không phải đơn giản để có những trái sầu riêng thơm ngon từ những vườn sầu riêng cảu các nông gia, đó là thành quả của một quá trình chăm sóc từ khi trồng đến khi thu hoạch bảo quản. Tôi may mắn có dịp gặp được một nông gia với một quyển sách sống về cây sầu riêng. Sau khi nghe Ông kể mà ngay cả bản thân tôi cũng không thể áp dụng được những kiến thức đấy. Nhưng tôi tin chắc đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho các nông gia trồng sầu riêng khác, họ đang tìm kiếm mà trên sách vở không thể cung cấp được, và ngay những nông gia khác khó mà có thể chia sẽ những việc làm này. Các kĩ thuật được ông áp dụng không phải là những kĩ thuật cao siêu, đòi hỏi sự đầu tư cao…mà đó chỉ là những việc làm quen thuộc, yêu cầu sự cần cù, tỉ mỉ của một nhà nông là có thể thực hiện được.
          Sâu riêng phải được chăm sóc thật kĩ, thường xuyên theo dõi vườn cây để đảm bảo không có sự xuất hiện của sâu bênh hại hay các hiện tượng trái quy luật trên vườn câyà đấy là những lưu ý mà ông nói với tôi trước khi tôi xin phép ra về. Tôi xin phép được chia sẽ với mọi người như sau:
-                     Giai đoạn 1: Sau khi thu hoạch_ Đối với cây sầu riêng khi bạn thường xuyên tỉa tán thì việc cắt cành nhánh sau thu hoạch là rất ít, vì lúc này cây cũng ít cành vô hiệu. Trong gia đoạn này chúng ta chỉ nên cắt bỏ những cành sâu bênh, cành gẫy khô, những cành không cho hiệu quả kinh tế về sau. Sau khi tạo tán, cắt cành chúng ta tiến hành vệ sinh vườn cây sạch sẽ và tiến hành xử lý vôi bột trên toàn bộ vườn cây để một phần nào đó diệt một số mầm bệnh gây hại còn tồn tại trên vườn.
-                     Giai đoạn 2: Giai đoạn làm bông_ Đây là giai đoạn quyết định đến năng suất của vườn cây. Theo kinh nghiệm của các nông gia trồng sâu riêng muốn có những trái sầu riêng to, đẹp thì chúng cần phải được tạo ra từ những bông hoa sầu riêng to khỏe. tuy nhiên không phải ai cũng có kĩ thuật để cho cây sầu riêng ra hoa to, nở đều và ít rụng.
Sầu riêng thường được các nông hộ trên Đăk Lăk trồng xen với cà phê là chủ yếu. Sauk hi thu hoạch cà phê xong chúng ta tiến hành tưới nước cho sầu riêng, vào giai đoạn này chúng ta nên tiến hành tưới nhiều nước hơn bình thường và kết hợp bón phân từ 2 – 3 đợt [1.5 – 3 kg/lần/cây]. Quan sát xem cây sầu riêng ra ít nhất từ 1 - 2 đợt lá mới.[Thông thường thì cây chỉ ra được 1 đợt lá, những ai chăm giỏi cây mới có thể ra lá đợt 2].
Quan sát lá, khi lá sầu riêng muốn chuyển già, tức là chuyển sang màu xanh đậm chúng ta tiến hành phun phân bón là MKP để làm cho lá cây chuyển sang già nhanh hơn[đây là một loại phân bón lá có hàm lượng Lân và Kali cao làm cho lá mau già hơn] và lúc này chúng ta cắt nước luôn để cây ngừng ra là và phân hóa mầm hoa nhanh và đều.
Sau khi cắt nước từ 10 – 15 ngày thì bông bắt đầu nhú ra từ những cành cây, lúc này chúng ta tiến hành tưới nước thêm, tưới cho đất đủ ẩm cho cây. Khi bông bắt đầu bật dài ra chúng ta nên phun phân bón lá và kết hợp bón NPK và tưới nước khoảng 70 – 80% lượng nước.
Khi bông đã bật ra hết thì chúng ta tiến hành tỉa bông[gia đoạn này bông chưa nỡ nhưng chúng ta nên tỉa bớt những bông ra không đúng vị trí[trong thân cây, những cành nhỏ, những bông ra trên cành gần vị trí sát thân hoặc gần ngọn] đều được loại bỏ hết để đảm bảo không cạnh trạnh dinh dưỡng, chỉ để những bông ở vị trí giữa cành. Tỉa từ 2 – 3 đợt.
Khi bông đã chuyển sang màu xám, lúc này bông sắp nỡ, khi quan sát thấy những bông nào nỡ trước sẽ được cắt bỏ và cắt bỏ luôn những bông nở muộn[để có một vườn cây trái đồng đều tuổi khi cắt. Khi bông đã nỡ chúng ta tiến hành thụ phấn chi cây sầu riêng, vì cây sầu riêng là  cây giao phấn nên chúng ta cần tiến hành thụ phấn để cây đậu quả nhiều hơn. Chúng ta tiến hàng thụ phấn bằng cây sào tre(cây le) vừa với tầm hoa của cây sầu riêng, dung cây le này khều từ chum hoa cây này sau đó lại khều chùm hoa của cây khác, không được bỏ sót chum hoa nào và tiến hành thụ phấn trong 4 – 5 đêm liên tục. Sauk hi thụ phấn thì cây vẫn nỡ thêm bông nếu chúng ta thấy bông trên cây đã đủ thì nên vặt bớt bông để nuôn cây khỏe.
Sau khi trái đã đậu bằng ngón tay út, giai đoạn này có một loại bướm chích hút và đẻ trứng trên trái non sầu riêng. Đây là giai đoạn duy nhất chúng ta tiến hành xử lý thuốc trừ sâu, chúng ta có thể sử dụng loại thuốc nào cũng được, có rất nhiều loại thuốc có thể diệt các loại sâu này, có thể tham khảo các đại lý bán thuốc BVTV trên địa phương. Chú ý, khi phun thuốc phải phun đúng liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì, không được phun quá liều lượng cho phép, và phun nhau cách từ 7 – 8 ngày.
-                     Giai đoạn3_ trái bằng cổ tay: Bà con nông dân chú ý trong giai đoạn này cây sầu riêng thường ra đọt non, đây là một điều kiện bất lợi cho bà con nông dân. Tất cả các loại thực vật nói chung, cây sầu riêng nói riêng thì trong quá trình sinh trưởng phát triển luôn có hai quá trình đối ngược nhau là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Ở cây sầu riêng trong giai đoạn này cũng vậy, trái đang phát triển nhưng khi đọt non xuất hiện thì chất dinh dưỡng phải chia bớt cho nuôi lá, nên chất dinh dưỡng nuôi trái không đủ và giai đoạn này thường gây ra hiện tượng rụng trái non hàng loạt. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách làm cho lá già đi chỉ trong vòng 5 – 7 ngày để ngăn chặn rụng trái nhanh chóng.
Cách thực hiện: Phun phân bón lá có hàm lượng Kali và Lân cao để mau già lá. Thường sử dụng các loại phân bón lá để phun như: MKP + Combi[siêu vi lượng], phun từ 2 – 3 lần, cách nhau từ 7 – 8 ngày. Thì sẽ ngừng hiện tượng rụng trái.
-                     Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, việc giữ cho trái bóng đẹp để có giá trị thẩm mĩ cao cũng như hiệu quả kinh tế sau này. Nên trong quá trình phát triển cây chúng ta nên  dung một số chế phẩm sinh học để làm bóng trái…
Việc phòng trừ sâu bệnh hại là việc làm qua trọng trong chăm sóc sầu riêng, vì trên cây sầu riêng có rất nhiều loại bệnh hại gây hại ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây. Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc phòng bệnh sau để phòng cho sâu riêng, mà theo các nông hộ đây là những thuốc mang lại hiệu quả cao nhất trong phòng trừ bệnh trên cây sầu riêng.
-         Một số loại thuốc chúng ta có thể sử dụng theo các công thức sau:
+ Bệnh mũ: Agriphos 400 + Mancozeb
+ Antracol + Nativo + Agriphos 400
+  Hoặc dùng Alite
-                     Trong quá trình này chúng ta kiểm tra có bọ xít hay không để tiến hành phòng trừ sâu hại.
-                     Và để giữ cho trái sầu riêng có màu xanh đẹp và giữ được màu xanh bóng chúng ta có thể sử dụng Anvil 5SC + Combi siêu vi lượng
NOTE: Đối với các loại phân bón gốc chúng ta có thể sử dụng các loại phân phức hợp với tỉ lệ như sau: NPK 20 – 20 – 20 hoặc NPK 6 – 30 – 30, càng về sau chúng ta cần phải tăng lượng Kali bón cho cây.

è Đây là những kinh nghiệm của nông gia Nguyễn Ngọc Non, địa chỉ Thôn Ea Ruê – Xã Dliê Ya, huyện Krông Năng. Đã thành công với mô hình xen cà phê với sầu riêng Dona.

Wednesday, 12 June 2013

SẦU RIÊNG - Đặc sản quê tôi




SẦU RIÊNG - QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN





Sâu riêng, một loại cây ăn trái đặc sản ở Tây Nguyên, với hương vị thơm độc đáo sầu riêng dễ dàng đọng lại trong lòng người ăn. Cho nên, chắc chắn rằng ai một lần lên Buôn Ma Thuột vào mùa này sẽ phải thưởng thức món đặc sản này mới về được và khoe với bạn bè nữa chứ.
Sầu riêng Buôn Ma Thuột có hai mùa chín với khoảng thời gian cách nhau khoảng 1 tháng, vào thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6 khi bạn đến với Tây Nguyên từ Đăk Nông  - Đăk Lăk chắc hẳn bán sẽ gặp những người bán sầu riêng bên lề đường dọc theo quốc lộ 14 cho khách, bên cạnh đó là những loại trái cây khác: bơ chẳng hạn cũng là một loại đặc sản của quê tôi[Sầu riêng-bơ chín cùng mùa nữa, mà hai cái này đi với nhau để xay sinh tố với nhau thì còn gì bằng hè].

Những cây Sầu riêng mang nặng trĩu trái

Hôm nay, tôi có dịp đi làm ở huyện  Krông Năng gặp được một nông gia đi lên từ những cây sầu riêng Dona trĩu nặng trái, Ông đã trồng và chăm sóc cây sầu riêng hơn 10 năm nay nên khi nhìn vào những trái sầu riêng, cây sầu riêng bạn sẽ thấy không có gì dễ dàng để cho chúng bám trên đấy, mà đó là thành quả của cả một quá trình nghiên cứu-học hỏi mới làm được. Vào Tây Nguyên lập nghiệp với hai bàn tay trắng, rời bỏ quê hương Bình Định để tìm kế sinh nhai, thật may mắn thay khi Ông đã tìm được một loại cây trồng có thể thay đổi cuộc sống của gia đình.
Hiện nay với 15000m2 , trồng xen hơn 200 cây sầu riêng Dona với cà phê đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đính, nhờ có kĩ thuật và tinh thần ham học hỏi hàng năm gia đình ông thu trên 200 triệu tiền bán sầu riêng. Nhưng để có những trái sầu riêng đạt chất lượng ông đã phải dày công nghiên cứu để cây sầu riêng có thể cho trái đẹp, sai và bền vững.

Hi vọng tôi sẽ được thưởng thức hương vị những trái sầu riêng này khi tôi đến vào những lần sau. 

Cũng thật may mắn khi ông chia sẽ hết với tôi những kĩ thuật Ông áp dụng trên vườn cây, như một cuốn sách sống vậy. Thật may mắn, tôi sẽ chia sẽ với các bạn sau nhé!

Những vườn cà phê xen tiêu như thế này là hình ảnh dễ bắt gặp nhất ở Tây Nguyên



Nathan Delvale

Monday, 3 June 2013