Wednesday, 17 April 2013

Kẻ thù của nông dân trồng tiêu (Phần 1)


Thu hoạch tiêu đủ chín để đảm bảo chất lượng

Để cho cây hồ tiêu cho năng suất cao ổn định yêu cầu cây hồ tiêu phải mạnh khỏe ít bệnh tật. Cây có khỏe mạnh thì mới cho năng suất cao ổn định. Và vấn đề sâu bệnh hại luôn là một vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm trong canh tác tiêu hiện nay, và thực tế cho thấy đa số các vườn tiêu đang gặp khó khăn trong quản lý sâu bệnh hại. 

Vườn tiêu theo hướng nông nghiệp bền vững

Nếu như cà phê là cây trồng con nhà giàu, thì tôi nghĩ tiêu là cây trồng con "ĐẠI GIA"... việc đầu tư vốn ban đầu cho cây tiêu là rất lớn nên làm thế nào để có một vườn tiêu năng suất, ít sâu bệnh hại điều mà người nông dân quan tâm nhất hiện nay. Nếu như cây cà phê có thể chịu được úng trong một thời gian thì cây tiêu cực kì mẫn cảm, kị úng. Tất cả các loại sâu bệnh nguy hiểm liên quan đến tiêu đều có nguồn gốc từ đất: Tuyến trùng(Meloi, Pra..), rệp sáp hại rễ, một số nấm bệnh khác...
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phòng trừ chúng một cách hiệu quả nhất? bạn, tôi và các nhà khoa học đang cùng có mối bận tâm này. Có lẽ chúng ta đã nghe đến phát triển nông nghiệp bền vững nhiều nhưng để hiểu được và thực hiện được theo các tiêu chuẩn của nông nghiệp bền vững. Rất dễ để thực hiện, nhưng chúng ta hãy tìm hiểu ở một title khác nhé...

Giờ thì coi xem con RẸP SÁP HẠI RỄ TIÊU NÓ NHƯ NÀO ĐÃ:


RỆP SAP (Pseudococcus citri)

Rệp sáp hại rễ

* Ký chủ
- Là côn trùng đa thực, tấn công nhiều loại cây trồng
* Đặc điểm hình thái
- Hình dạng: oval hơi tròn
- Màu sắc:
  •  Phía ngoài  có một lớp bột sáp trắng
  •  Phía trong màu hồng nhạt, nâu nhạt hay vàng nâu
  •  Kích thước: dài 2,5 - 3,5 mm, chiều ngang 1,8 - 2,0 mm
* Đặc điểm sinh học và cách gây hại
 -  Rệp sáp gây hại rễ:
              - Cây bị hại nặng thì vàng lá, cằn cỗi
                  - Cây rụng hết lá và chết
* Đặc điểm sinh học và cách gây hại
 -  Rệp sáp gây hại rễ:
            -  Do rệp sáp tiết ra chất thải có hàm lượng đường cao là thức ăn cho nhiều loài kiến.
            - Kiến ăn những chất do rệp sáp bài tiết ra và phát tán rệp đi khắp nơi.
            -  Rệp sáp còn lây lan qua các con đường khác như: mưa, nước tưới, dụng cụ lao động.
* Thời điểm gây hại trong năm:
 -  Xuất hiện quanh năm
 - Gây hại nặng vào cuối mùa mưa và những tháng mùa khô.

Luôn là niềm hạnh phúc của những nông gia



Mình thích mùa thu hoạch nhất





Nathan Delvale


Tuesday, 16 April 2013

DakLak..những vườn tiêu trĩu nặng trái!!!


Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. 

Những vụ mùa bội thu từ những bàn tay nông gia

Một hướng nông nghiệp bền vững

Pepper's Hà Lan A

Những mầm tiêu mới nhú, sẽ là những trụ tiêu sum suê sau này

Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất nhiều từ  đầu thế kỷ XX. Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới không ngừng gia tăng, trong khi đó cây hồ tiêu chỉ canh tác thích hợp ở vùng nhiệt đới, do đó hồ tiêu là một nông sản xuất khẩu quan trọng của một số nước Châu Á và Châu Phi.
Trước đây,  Ấn  Độ, Malaysia, Indonesia, Brazil là những nước sản xuất nhiều hồ tiêu hàng  đầu thế giới, vượt hẳn các nước khác. Năm 1990, Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới với thị phần 6% và liên tục có bước gia tăng mạnh.  Đến nay thì Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu được 118.618 tấn, chiếm 60% lượng  xuất khẩu hồ tiêu thế giới (nguồn IPC).

Niềm vui khi tiêu được mùa

Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích, sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh không kém với tốc độ 30 %/năm kể từ năm 1998 đến nay. Hồ tiêu là một sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu lớn hiện nay của nước ta, lượng hồ tiêu xuất khẩu lien tục tăng qua các năm. Năm 2001, cả nước xuất khẩu hơn 50.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 90 triệu USD. Đến năm 2011, xuất khẩu gần 120.000 tấn, chỉ tăng hơn 120% khối lượng nhưng kim ngạch đã tăng tới 665%, đạt giá trị 693 triệu USD. Dự kiến năm 2012 này, xuất khẩu có thể lên đến 850 - 900 triệu USD.(nguồn VAP)
Hiện nay, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu. Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng tăng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, con người luôn coi trọng các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho cuộc sống cho nên hiện nay, sản phẩm hồ tiêu hữu cơ đang nhu cầu rất lớn ở thị trường các nước phát triển, hiện cung không đủ cầu. Đây là thị trường ổn định có khả năng thanh toán cao. Trong nước, người nước ngoài công tác tại Việt Nam, khách du lịch và người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, hiện đang xu hướng cần sản phẩm hồ tiêu hữu cơ ngày càng nhiêu hơn. Vì vậy biện pháp canh tác hữu cơ là hết sức cần thiết trong sản xuất và xuất khẩu, hướng tới bền vững và hội nhập. Tuy nhiên ở nước ta, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển tải các thông tin  khoa học về quản lý, các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong canh tác tiêu còn nhiều hạn chế, trong khi đó vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và xác định nguồn gốc của sản phẩm được người tiêu dùng trên thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm như sản phẩm đó được sản xuất như thế nào và sản xuất ở đâu, có đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường hay không.
Đã quá,,,tiêu ơi!!!


Vườn tiêu 3 năm tuổi, bạn có tin?





Nathan Delvale